Chưa nghỉ lễ 30.4, nhiều tuyến đường đã kẹt xe nghiêm trọng: CSGT TP.HCM khuyến cáo tránh đường nào?
Phát biểu khai mạc buổi lễ, ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, cho biết Lễ kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh vua Đinh Tiên Hoàng và khai mạc lễ hội Hoa Lư năm 2024 là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, các giá trị văn hóa tốt đẹp, ý chí độc lập, tự chủ, thống nhất và khát vọng hòa bình của dân tộc; thể hiện lòng thành kính, sự tri ân sâu sắc công lao, những đóng góp to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng và các bậc tiền nhân.Ninja Làng Lá: Truyền Kỳ chính thức ra mắt
"Giá quá thấp, từ tết đến nay gia đình tôi chưa thu được đồng nào từ ruộng su su này", chị Phan Thị Hương (ngụ xã Quỳnh Liên, TX.Hoàng Mai, Nghệ An) than thở.Gia đình chị Hương trồng hơn 3.000 m2 su su trên cánh đồng từ tháng 8.2024 và đến tháng 11 thì cây cho quả. Đầu mùa, giá su su từ 5.000 - 7.000 đồng/kg giúp gia đình chị có thu nhập. Thế nhưng, từ trước tết khoảng 1 tuần cho đến nay, giá su su xuống quá thấp và rất khó bán khiến gần 2 tấn quả phải hái rồi bỏ lại dưới gốc cây. "Sau tết, giá su su xuống chỉ còn 300 đồng/kg. Vài ngày gần đây, giá có nhích lên 500 đồng/kg nhưng thương lái vẫn ít thu mua. Giá này cũng không bõ công hái vì gần 2 tấn quả này nếu bán được cũng chưa đầy 1 triệu đồng, không đủ để trả tiền thuê người hái và tuốt lá", chị Hương nói.Người trồng su su cho biết, mỗi sào (500 m2) su su phải đầu tư khoảng 5 triệu đồng tiền giống, phân bón. Sau 3 tháng thì cây cho quả và vòng đời của loại cây dây leo này kéo dài thêm khoảng 3 tháng nữa. Su su khá dễ trồng, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu giá su su ổn định, người trồng có lãi. Tuy nhiên, giá su su thường phập phù như các loại rau củ khác nên người trồng ít lãi, thậm chí lỗ vì tiền công thuê người hái, tỉa lá khá tốn kém. "Sau 2 đợt thu hoạch quả thì phải tuốt bớt lá để cây cho quả tiếp. Tiền công thuê người tuốt lá mất 2 triệu đồng. Quả bán không được hoặc chỉ bán vớt vát được dăm bảy trăm ngàn thì vẫn lỗ", chị Hương cho hay.Bị ế, người trồng không muốn hái nên quả su su bị già, giảm chất lượng, thương lái không mua. Nhưng không hái thì quả sẽ gây sập giàn nên những ngày này, người dân ở Quỳnh Liên vẫn phải ra đồng hái quả, tỉa lá. Quả bán được thì mang bán để vớt vát tiền công, quả già phải đổ bỏ.Quỳnh Liên là xã chuyên canh rau, củ, quả với 350 ha và là xã có diện tích trồng su su lớn nhất Nghệ An. Đây cũng là địa phương có diện tích trồng cà rốt có năng suất cao nhất tại vựa rau vùng bãi ngang ở TX.Hoàng Mai và H.Quỳnh Lưu. Su su và cà rốt của Quỳnh Liên đã đạt tiêu chuẩn thương hiệu OCOP 3 sao năm 2023.Thế nhưng, cùng chung số phận với su su, sau tết, giá cà rốt cũng xuống đáy, nhất là loại cà rốt củ lớn giá chỉ còn 200 - 300 đồng/kg khiến người trồng phát nản. Một người dân ở đây cho biết, do giá xuống thấp, người dân không muốn thu hoạch, để quá lứa nên củ to (2 - 3 củ/kg) càng rất khó bán vì thương lái chỉ thu mua loại củ có trọng lượng 4 - 6 củ/kg. Do không bán được nên nhiều gia đình phải nhổ bán với giá như cho không để các hộ chăn nuôi làm thức ăn cho hươu.Ông Hoàng Ngọc Oanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quỳnh Liên, cho biết đầu ra chủ yếu cho 2 sản phẩm chủ lực của xã là Hà Nội. Quả su su và củ cà rốt sau khi thu hoạch, được các cơ sở trong xã thu mua rồi vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Hàng năm, cứ trước và sau tết Nguyên đán, giá su su, cà rốt và các loại rau thường giảm mạnh nên su su và cà rốt ứ hàng, rớt giá."Hội đang động viên người dân bảo quản tốt củ quả sau khi thu hoạch, giữ được chất lượng để hy vọng thị trường sớm hồi phục. Xã sẽ tiếp tục liên hệ với các đầu mối để tìm đầu ra cho nông sản của bà con", ông Oanh nói.Không chỉ su su, cà rốt, gừng là nông sản chủ lực ở vùng rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2020. Kỳ Sơn có hơn 800 ha trồng gừng, được kỳ vọng là cây xóa nghèo và lâu dài sẽ giúp người dân các xã vùng biên này làm giàu. Nhờ khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên gừng Kỳ Sơn có chất lượng được đánh giá vượt trội so với gừng ở những nơi khác. Sản phẩm này đã thành đặc sản, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ năm 2019. Gừng Kỳ Sơn đã được xuất khẩu đi nhiều nước, nhưng những năm qua, sản phẩm OCOP này cũng luôn rơi vào tình trạng tiêu thụ phập phù do giá cả thất thường.Có thời điểm, giá gừng ở đây được thương lái thu mua với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng 2 năm 2022 và 2023, giá gừng rớt xuống chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Vụ gừng năm nay, giá đã nhích lên, tuy nhiên nhu cầu thu mua ít khiến người trồng không dám thu hoạch nhiều. Gừng rớt giá kéo dài, khó tiêu thụ khiến diện tích trồng gừng ở Kỳ Sơn giảm khá nhiều trong vòng 3 năm qua. Tại "vựa gừng" xã Na Ngoi, có thời điểm, diện tích trồng gừng lên hơn 300 ha, được trồng trên các nương rẫy, nhưng đến năm 2024 diện tích chỉ còn 167 ha. Một lãnh đạo xã Na Ngoi cho hay, từ tháng 11 và 12 hàng năm, gừng vào vụ thu hoạch, song đến nay, giá gừng xuống thấp và ít thương lái thu mua nên củ gừng vẫn đang nằm dưới đất. Gừng không được thu hoạch, để lâu sẽ bị giảm sản lượng, người trồng thất thu. Ông Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng Nông nghiệp H.Kỳ Sơn, cho biết để hỗ trợ người dân tiêu thụ gừng, phòng và lãnh đạo huyện đang tích cực liên hệ, kết nối với doanh nghiệp thu mua gừng cho người dân.Theo ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công thương Nghệ An, khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản ở địa phương là do liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền trong sản xuất nông sản hiện nay vẫn còn yếu. Các sản phẩm nông sản chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.Để gỡ khó cho nông sản, nhất là các sản phẩm OCOP đặc sản địa phương, ông Hóa thông tin, Nghệ An đang kêu gọi đầu tư xây dựng một số loại hình hạ tầng thương mại để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, như các chợ đầu mối nhằm tăng khả năng tiếp cận giữa người bán và người mua, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản với giá hợp lý. Ngoài ra, cần đầu tư các trung tâm logistics để hỗ trợ lưu thông nông sản. "Chúng tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đến xây dựng thương hiệu, nhãn mác và tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước", ông Hóa nói.
HLV Chung Hae-soung: ‘Không được quyết, phải nghe người khác thì không còn là HLV trưởng’
Mạng xã hội mới đây xuất hiện đoạn video ghi lại tình huống giao thông khiến nhiều người bức xúc, khi một tài xế bất chấp luật giao thông và nguy hiểm, cố tình điều khiển ô tô con lấn làn, đi ngược chiều trên phố.Vụ việc được xác định xảy ra vào hơn 22 giờ ngày 26.1.2025 trên đường Đông Ngạc, đoạn qua địa bàn phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô cùng lưu thông; thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Đông Ngạc, hướng từ cầu Thăng Long về cầu Chèm. Khi vừa qua khu vực Hồ Quan Viên, tài xế giật mình phát hiện phía trước bất ngờ xuất hiện một ô tô khác, loại sedan 5 chỗ màu trắng hiệu Mazda đang bất chấp luật đi ngược chiều.Thậm chí, tài xế xe này còn liên tục nháy đèn pha yêu cầu các xe đi đúng luật phải nhường đường.Đáng chú ý, ý định "đi tắt đón đầu" của tài xế xe Mazda đã không thể thực hiện. Bởi khi di chuyển thêm được một đoạn, ở chiều ngược lại xuất hiện một ô tô bán tải hiệu Ford Ranger từ phía sau ô tô gắn camera hành trình vượt lên. Do quá bức xúc với cách lái xe bon chen của tài xế xe Mazda, tài xế xe bán tải này đã cố tình không nhường đường, chặn trước đầu xe Mazda, ép xe này phải đi lùi lại và trở về đúng làn đường.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông "khó đỡ" nói trên sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe xem thường luật và thiếu ý thức của tài xế xe Mazda.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng tỏ ra hài lòng với "cái kết" mà tài xế này phải nhận, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng cần xác minh và xử phạt nghiêm với trường hợp vi phạm nói trên.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" (Điểm d Khoản 9 Điều 6), trừ 4 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn, phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Thủ thành Nguyễn Filip xin phép tạm rút khỏi đội tuyển Việt Nam ở đợt tập trung tháng 3 vì lý do gia đình. Được biết, do người thân của Nguyễn Filip đang lâm bệnh nặng nên thủ môn này đã có kế hoạch trở về nhà.Sau khi tiếp nhận thông tin, HLV Kim Sang-sik đã quyết định triệu tập thủ môn Trần Trung Kiên từ U.22 Việt Nam lên thay thế. Trung Kiên sinh năm 2003, cao 1,91 m, là một trong những gương mặt trẻ giàu triển vọng và cũng là một trong ba thủ môn của đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024. Như vậy, 3 thủ môn của đội tuyển Việt Nam ở đợt tập trung này là Đình Triệu, Văn Việt và Trung Kiên. HLV thủ môn Lee Woon-jae cũng đã trở lại để hỗ trợ những người gác đền đầy triển vọng mà đội tuyển Việt Nam đang sở hữu. Việc triệu tập Trung Kiên không chỉ giúp đội tuyển duy trì chiều sâu lực lượng mà còn tạo cơ hội cho thủ môn trẻ tích lũy kinh nghiệm khi làm việc cùng các đàn anh. Trung Kiên cùng Thái Sơn, Vĩ Hào, Lý Đức, Văn Khang là 5 gương mặt U.22 đang khoác áo đội tuyển Việt Nam. Hiện tại, đội tuyển Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho trận giao hữu với đội tuyển Campuchia và trận gặp đội tuyển Lào tại vòng loại Asian Cup 2027. Sự điều chỉnh này sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch chung của đội.Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) gửi lời chúc sức khỏe đến người thân của Nguyễn Filip và đón đợi sự trở lại của anh cùng đội tuyển Việt Nam trong những đợt tập trung tiếp theo.
Top 10 Retinol trị mụn không bong tróc được chuyên gia khuyên dùng
Suốt một thế kỷ gắn bó với triết lý "vì con người", Panasonic không chỉ khẳng định uy tín qua những sản phẩm chất lượng cùng công nghệ vượt trội mà còn ghi dấu trong hành trình nỗ lực vì cộng đồng, đặc biệt là ở lĩnh vực giáo dục. Sự kiện bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM ngày 14.1.2025 là dẫn chứng cho cam kết đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường chinh phục tri thức và công nghệ tiên tiến.Trong khuôn khổ buổi lễ, các bạn sinh viên trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM đã có dịp tham quan phòng thí nghiệm, tận mắt chứng kiến quy trình vận hành của các thiết bị hiện đại và trải nghiệm công nghệ HVAC tiên tiến trong thực tiễn.Đặc biệt, buổi đào tạo chuyên sâu cùng chuyên gia Panasonic vào buổi chiều cùng ngày đã giúp sinh viên có thêm kiến thức hữu ích, đồng thời mở ra cơ hội thực tập tại Tập đoàn thông qua chương trình Fresher Program. Đây chính là bước đệm vững chắc giúp thế hệ trẻ Việt Nam vươn xa trong ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt lạnh.Bạn Ngô Thiên Phúc - Sinh viên năm 2, Bộ môn Công nghệ Nhiệt lạnh trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM hào hứng chia sẻ: "Đây là cơ hội tuyệt vời để chúng em tiếp xúc gần hơn hệ thống thực và có thêm những kinh nghiệm thực tế để có kiến thức toàn diện trong ngành HVAC. Qua đó chúng em được tiếp thêm động lực để trở thành một kỹ sư giỏi trong tương lai.""Panasonic hiểu rằng để thúc đẩy đổi mới và tạo nên những bước đột phá trong tương lai, việc đào tạo thế hệ trẻ là yếu tố tiên quyết. Dự án phòng thí nghiệm HVAC tại trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM chính là một trong những bước đi quan trọng trong chiến lược này, giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công nghệ tiên tiến và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp tương lai", ông Nguyễn Lý Tưởng - Trưởng phòng cấp cao, phòng kinh doanh dự án Điều hòa không khí, Panasonic Air-Conditioning Việt Nam khẳng định.Không chỉ dừng lại ở một hoạt động đơn lẻ, Panasonic trước đó đã triển khai nhiều chương trình tài trợ ý nghĩa cho các trường đại học trên cả nước. Tiêu biểu như Sự kiện bàn giao Trung tâm Giải pháp HVAC cho Trường Bách Khoa - Đại học Cần Thơ; Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE), tạo môi trường học tập, nghiên cứu hiện đại cho sinh viên qua trải nghiệm trực quan các giải pháp HVAC chuyên nghiệp gồm giải pháp điều hòa không khí, hệ thống thông gió, lọc không khí và hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện.Panasonic là thương hiệu Nhật Bản có lịch sử nghiên cứu và phát triển trong ngành HVAC hơn 100 năm trên toàn cầu. Từ năm 1913, thương hiệu liên tục cho ra đời những sản phẩm và cải tiến công nghệ mới, đóng góp bền vững vào sự phát triển của ngành HVAC thế giới.Những dấu ấn chuyên gia của Panasonic còn được thể hiện rõ nét khi Tập đoàn phát triển thành công bộ phát nanoe™X lọc khí đầu tiên vào năm 2003. Đến nay, nanoe™X đã phát triển đến thế hệ thứ 3 với khả năng tạo ra 48 nghìn tỷ gốc OH mỗi giây (gấp 100 lần so với nanoe truyền thống), trở thành một trong những công nghệ lọc khí tiên tiến nhất hiện nay.Bên cạnh đó, Panasonic còn cung cấp hệ thống quản lý chất lượng không khí toàn diện, các giải pháp HVAC đều có thể kết nối và điều khiển thông minh từ xa, đáp ứng xu hướng "smart living" trong thời đại 4.0. Nổi bật như Panasonic Comfort Cloud - Ứng dụng cho phép người dùng điều khiển, theo dõi điều hòa mọi lúc mọi nơi, hay Panasonic AC Smart Cloud – Giải pháp quản lý thiết bị HVAC linh hoạt dành riêng cho doanh nghiệp.Về mặt tiết kiệm điện năng, Panasonic sở hữu hệ sinh thái sản phẩm HVAC có hệ số hiệu quả năng lượng COP và tỉ lệ năng lượng EER ưu việt. Đối với điều hòa dân dụng, công nghệ Inverter kết hợp với chế độ ECO tích hợp công nghệ A.I giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ, tiết kiệm điện năng đến 20% (so với chế độ thường trên cùng model inverter 1.5HP). Trong phân khúc điều hòa thương mại, Panasonic không ngừng cải tiến với hệ thống VRF FSV-EX Series MS3 đạt chỉ số EER ấn tượng lên đến 5,3 (model 8HP).Với nội lực mạnh mẽ cùng những bước đi tiên phong trên hành trình phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động vì xã hội, Panasonic đã giữ vững vị trí chuyên gia giải pháp HVAC suốt hơn 1 thế kỷ, góp phần tạo nên những xu hướng và chuẩn mực mới trong ngành HVAC toàn cầu.Tìm hiểu thêm về HVAC của Panasonic tại đây.